NGUYÊN NHÂN GIÁ CÀ PHÊ TĂNG

GIÁ CÀ PHÊ TĂNG VỌT – BẤT NGỜ LỚN MÙA THU HOẠCH.

Giá Cà Phê tăng vọt giữa mùa thu hoạch đã khiến bà con trồng Cà Phê bất ngờ. Thay vì giảm khi nguồn cung dồi dào, thị trường lại đảo chiều, mở ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân đểvà cơ hội phía sau biến động này:

Thứ nhất, lo ngại về sản lượng Cà Phê tại Brazil và Việt Nam, hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới, khi điều kiện thời tiết bất lợi và dịch bệnh có thể gây thiếu hụt sản lượng.

Thứ hai, chi phí sản xuất gia tăng mạnh, bao gồm giá phân bón, nhiên liệu, và chi phí lao động, khiến chi phí đầu vào đội lên.

Thứ ba, giá cước vận tải quốc tế tăng cao trong mùa cuối năm, đặc biệt khi nhu cầu xuất khẩu tăng, ảnh hưởng đến chi phí logistics.

Ngoài ra, sự bất ổn trong tình hình chính trị toàn cầu đã khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô vào các sàn giao dịch hàng hóa, làm giá Cà Phê tiếp tục tăng mạnh.

1. Sản lượng Cà Phê Giảm Sút:

Giá Cà Phê phụ thuộc vào sản lượng, sản lượng Cà Phê toàn cầu được dự báo sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trong niên vụ 2024-2025.

Theo báo cáo, dự kiến sản lượng Cà Phê của Brazil niên vụ 2025-2026 chỉ đạt 65,2 triệu bao, giảm 1,4% so với năm trước do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn kéo dài. Mặc dù mưa vào tháng 10 năm 2024 đã giúp cây Cà Phê tại Brazil ra hoa, nhưng nguy cơ mất mùa vẫn còn cao.

Tại Việt Nam là nước sản xuất Cà Phê lớn thứ hai thế giới, tình hình cũng không khả quan khi nhiều vùng trồng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng. Tình trạng này dẫn đến dự báo toàn cầu sẽ thiếu khoảng 2 triệu bao Cà Phê trong năm tới, gây áp lực lớn lên giá cả.

2. Tăng Chi Phí Đầu Vào:

Chi phí sản xuất tăng, đặc biệt ở các yếu tố như phân bón, nhiên liệu, và lao động đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá Cà Phê. Cùng với đó, giá cước vận tải quốc tế tăng mạnh trong mùa cuối năm, thời điểm cao điểm xuất khẩu, khiến các nhà sản xuất và xuất khẩu gặp khó khăn.

3. Đầu Cơ Của Nhà Buôn:

Tình hình địa chính trị bất ổn đã khiến dòng vốn đầu cơ đổ mạnh vào các sàn giao dịch hàng hóa, bao gồm Cà Phê, làm giá tăng nhanh. Trong khi đó, các thương lái trong nước chọn chiến lược “ém hàng” chờ giá tiếp tục tăng, còn người mua quốc tế giữ hàng dự trữ để hạn chế rủi ro từ biến động giá.

Thu hoạch Cà Phê Tươi

Trước biến động mạnh của giá Cà Phê, bà con cần thận trọng trong quyết định bán hàng, lựa chọn thời điểm phù hợp dựa trên thông tin thị trường chính xác, và chi phí bảo quản hợp lý. Đồng thời, hợp tác với các đơn vị thu mua uy tín sẽ giúp đảm bảo đầu ra và tối ưu lợi nhuận.

Về lâu dài, bà con nên đầu tư vào sản xuất bền vững, nâng cao chất lượng Cà Phê. Với chiến lược đúng đắn, ngành Cà Phê Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thế giới, góp phần ổn định giá Cà Phê.

Công Nhân đang phơi hạt Cà Phê

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác dưới đây
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0938554025